Tại sao lại cần làm bảo dưỡng máy nén khí theo đúng định kỳ?
Máy nén khí là một trong những bộ phận công nghệ cao của nhà máy có thể thực hiện được những nhiệm vụ quan trọng. Giống như bạn lái một chiếc ô tô, đến định kỳ bạn cũng cần kiểm định và làm bảo dưỡng cho xe thì máy nén khí cũng vậy. Nó cần được thường xuyên chăm sóc và bảo dưỡng để luôn hoạt động thông suốt và mang lại hiệu quả cao nhất.
Bảo dưỡng máy nén khí một mặt giúp cho máy móc hoạt động trơn chu, một mặt giúp bạn tiết kiệm được thời gian và tiền bạc về lâu dài. Khi các chức năng máy nén khí của bạn hoạt động không hiệu quả, bạn có thể sẽ gặp những phiền toái cũng như phải trả nhiều chi phí hơn cho việc thiếu khí, thiết bị ngừng hoạt động và tuổi thọ máy giảm sút.
Công nghệ máy nén khí đang ngày càng được cải thiện để mang đến sự tối ưu hơn nữa. Do vậy, việc bảo dưỡng hệ thống máy nén khí cũng không đòi hỏi nhiều nỗ lực, thời gian và tiền bạc. Bạn có thể tham gia các chương trình đào tạo căn bản hoặc chuyên sâu về hệ thống máy nén khí (có thể do hãng cung cấp máy cho bạn hoặc đơn vị trực tiếp phân phối máy nén khí đào tạo) để cập nhật kiến thức giúp bạn hiểu về cách vận hành của máy nén khí, những mốc thời gian cần làm bảo dưỡng cũng như những lỗi ngầm ẩn có thể xảy ra với máy của bạn.
Độ tin cậy và hiệu suất máy nén khí của bạn cũng có thể được cải thiện đơn giản chỉ bằng cách vận hành máy nén khí theo khuyến cáo của các nhà sản xuất thiết bị gốc (OEM). So sánh việc hỏng hóc máy nén khí hoặc máy nén khí hoạt động kém hiệu quả thì chi phí bảo trì, bảo dưỡng máy nén khí nhỏ hơn rất nhiều.
Bạn cần giữ cho máy nén khí của mình hoạt động tốt nhất bằng việc có những kiến thức hiểu biết thực sự về máy cũng như cách đầu tư chi phí một cách thông thái trong việc quản lý các trang thiết bị, mà ở đây chúng tôi muốn nói tới hệ thống khí nén.
Bạn cần có những hiểu biết về từng bộ phận của máy nén khí, cách xử lý các vấn đề và đưa ra giải pháp, và việc nhất quán thực hiện kiểm tra bảo dưỡng cho máy nén khí của mình.
Các bộ phận cần làm bảo dưỡng máy nén khí
Bạn có thể thực hiện việc lập kế hoạch bảo dưỡng máy nén khí của mình một cách hiệu quả khi tham khảo một vài hướng dẫn dưới đây.
Đầu tiên là luôn sử dụng những phụ tùng thay thế chất lượng cao khi làm bảo dưỡng máy nén khí. Nó có thể là phụ tùng thay thế chính hãng, hoặc một loại phụ tùng thay thế tương đương được đảm bảo chất lượng.
Đối với phụ tùng máy nén khí hiện nay, có rất nhiều hàng trôi nổi không rõ xuất xứ trên thị trường (hoặc những xuất xứ mờ nhạt trà trộn lẫn với hàng chính hãng và hàng thay thế tương đương của các nhà sản xuất thiết bị gốc OEM) mà khách hàng rất dễ nhầm tưởng và đinh ninh chỉ cần lắp được cho máy nén khí, thì sẽ lựa chọn đơn vị nào có giá báo thấp nhất.
Thiết bị máy nén khí của bạn cũng sẽ được hưởng lợi rất nhiều từ việc lên kế hoạch bảo dưỡng định kỳ. Công việc này chỉ mang lại hiệu quả khi thực hiện một cách nhất quán và triệt để. Bạn cần phải lập danh sách các hạng mục cần bảo trì theo từng mốc thời gian khuyến cáo. Những hạng mục này áp dụng cho tất cả các bộ phận của máy nén khí, bao gồm: cụm đầu nén, mô tơ, các bộ lọc, dầu máy nén khí, máy sấy khí và rất nhiều chi tiết khác. Những hạng mục này cần được kiểm tra thường xuyên để mang lại hiệu suất tối đa. Nếu nguồn ngân sách công ty bạn có hạn, có rất nhiều đơn vị dịch vụ máy nén khí có thể giúp bạn việc này.
Một phần kế koạch bảo dưỡng máy nén khí đó là bạn cần phải kiểm tra việc rò rỉ, thất thoát khí hàng năm. Theo bộ năng lượng Hoa Kỳ, việc rò rỉ khí nén đầu ra là nguyên nhân gây tổn thất 20-30% lượng điện năng tiêu thụ. 15-25% là do sự lãng phí trong quá trình sử dụng. Điều này gây ra sự tổn thất quá lớn về chi phí.
Việc cài đặt áp suất làm việc cao hơn nhu cầu sử dụng thực tế cũng là vấn đề chúng ta hết sức lưu ý bởi nó sẽ làm tiêu thụ thêm một lượng điện năng lớn hơn và rút ngắn tuổi thọ của máy cũng như các bộ phận khác trong máy.
Một số nơi thường xảy ra hiện tiện rò rỉ khí như ống dẫn khí trong máy nén khí, bộ bẫy nước ngưng tụ, các van, đường ống dẫn khí, khớp nối và các điểm bít kín. Cách đơn giản và hiệu quả nhất để phát hiện ra điểm rò rỉ, thất thoát khí là kiểm tra các điểm rò bằng cách nghe âm thanh phát ra. Thông thường bạn sẽ nghe thấy những tiếng rít hoặc âm thanh khác thường từ những vị trí bị rò rỉ khí.
Bạn cũng có thể dùng xà bông và nước để thử vị trí mình nghi rò rỉ. Nếu có bọt sủi lên ở những điểm kiểm tra đó, chứng tỏ khí có hao tổn qua điểm này. Sửa chữa ngay những điểm rò rỉ này sẽ giúp bạn vận hành hệ thống máy nén khí hiệu quả hơn và tránh được tổn thất lớn về hao tổn điện năng.
Một cách nữa giúp tăng tuổi thọ cho máy nén khí đó là sử dụng dầu máy nén khí đúng chủng loại và tốt nhất là nên sử dụng dầu máy nén khí gốc tổng hợp. Dầu máy nén khí tổng hợp mang lại hiệu suất bôi trơn vượt trội so với dầu máy nén khí gốc khoáng. Nó giảm thiểu sự mài mòn bởi ma sát và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động bôi trơn máy. Dầu tổng hợp cũng có tuổi thọ dài hơn đáng kể so với dầu gốc khoáng, vì vậy bạn có thể kéo dài thời gian thay dầu, dầu chạy lại ít hao. Tiết kiệm thời gian và chi phí cho việc bảo trì bảo dưỡng.
Trên thị trường hiện tại đang có rất nhiều gốc dầu tổng hợp nhưng tốt nhất phải kể đến đó là gốc dầu tổng hợp PAO (Poly Alpha Olefin). Sử dụng dầu tổng hợp này cho máy nén khí không chỉ giúp giảm thiểu tỷ lệ mài mòn của máy xuống mà còn giảm thiểu một lượng ngân sách phải chi cho việc bảo trì máy nén khí.
Việc bảo trì máy nén khí theo định kỳ sẽ giúp tăng tuổi thọ cho máy nén khí. Tuy nhiên, không có bất kỳ thứ gì là vĩnh cửu. Trong một số trường hợp, việc thay thế các phụ kiện máy nén khí (hoặc thậm chí là thay toàn bộ máy nén khí khi nó đã quá cũ và thường xuyên xảy ra sự cố) còn đem hiệu quả kinh tế cao hơn là việc sửa chữa nó.
Các vấn đề phổ biến khác liên quan tới việc bảo dưỡng máy nén khí
Một số vấn đề phổ biến khác có thể gặp phải trong quá trình bảo dưỡng máy nén khí sẽ dễ dàng được xử lý khi chúng ta có hiểu biết đúng về nó. Xử lý sự cố nhỏ trước để nhằm giảm thiểu tối đa chi phí phát sinh khi xảy ra sự cố lớn đồng thời tránh được sự xuống cấp nhanh chóng của máy và thiết bị.
Một số lỗi phổ biến khác thường gặp với máy nén khí của bạn là: máy bị quá nhiệt, áp suất làm việc thấp và phụ kiện nhanh xuống cấp.
1. Máy nén khí bị quá nhiệt
Nếu máy nén khí của bạn chạy quá nóng, chi tiết đầu tiên bạn cần nghĩ đến đó là kiểm tra bộ két làm mát. Nếu đó là két làm mát bằng gió (air-cooler), hãy xem nó có bị tắc nghẹt làm hạn chế lưu lượng khí hay không? Còn nếu bộ két làm mát bằng nước (water-cooler), bạn cần kiểm tra dòng nước và áp suất làm việc. Bạn cũng cần kiểm tra dầu máy nén khí trong hệ thống để biết xem có cần bổ sung thêm hoặc thay thế dầu nhằm giảm nhiệt được sinh ra trong quá trình ma sát hay không?
Nếu không phải là hai nguyên nhân trên thì nhiều khả năng nhiệt độ môi trường xung quanh chính là thủ phạm gây ra việc quá nhiệt máy nén khí. Khi đó, bạn cần phải làm thông thoáng phòng đặt máy nén khí hơn bằng cách lắp thêm bộ thông gió cho phòng máy.
Xem thêm bài viết: nguyên nhân máy nén khí bị nhiệt độ cao và cách xử lý
2. Áp suất làm việc thấp
Nếu máy nén khí của bạn chạy không đạt áp suất cài đặt, bạn cần kiểm tra rò rỉ tại các đường ống dẫn khí và các thiết bị không sử dụng phù hợp. Tất cả các điểm rò rỉ nên được xử lý lại ngay. Tiếp đó bạn nên vận hành các thiết bị theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Áp suất làm việc thấp cũng có thể là do công suất máy nhỏ nên không đáp ứng được mức áp suất cần sử dụng trong hoạt động của bạn. Trong trường hợp này, bạn cần phải mua thêm máy nén khí để lắp đặt thêm vào hệ thống, hoặc thay thế hẳn máy nén khí đang sử dụng bằng một máy có công suất lớn đáp ứng đủ lưu lượng và áp suất sử dụng.
Cuối cùng, bạn cần phải cài đặt áp suất khí xả đầu ra của máy nén khí chính xác.
3. Tuổi thọ của các bộ lọc
Nếu các bộ lọc máy nén khí không đáp ứng được lâu như thời gian sử dụng của nó, vấn đề có thể nằm ở chất lượng các bộ lọc. Bạn nên sử dụng phụ kiện thay thế chính hãng hoặc những phụ kiện OEM có chất lượng cao để giảm thiểu được những tổn thất do hàng giá rẻ gây ra.
Những phụ kiện chính hàng và phụ kiện OEM được sản xuất đáp ứng chuẩn chất lượng và các tiêu chí cần thiết sử dụng cho máy chẳng hạn như độ tinh lọc hay vấn đề tụt áp.
Nếu bạn đang sử dụng phụ tùng thay thế chính hãng và OEM rồi, bạn cần cân nhắc lắp đặt thêm các tấm lọc khí (prefilter) tại các vị trí khí vào đặc biệt trong môi trường nhiều bụi bẩn để giảm thiểu gánh nặng cho các bộ lọc chính. Nó cũng giống như việc di chuyển máy nén khí của bạn tới một nơi sạch sẽ hơn với hệ thống thông gió tốt hơn.
Danh sách cách hạng mục làm bảo dưỡng máy nén khí theo đúng định kỳ
Một cách đơn giản và dễ dàng để lên bất kỳ kế hoạch bảo dưỡng nào được hiệu quả đó là sử dụng một danh sách. Một danh sách các hạng mục cần bảo dưỡng sẽ giúp bạn theo dõi được tất cả các bộ phận của máy nén khí và đảm bảo rằng việc bảo dưỡng được thực hiện một cách triệt để và có tổ chức.
Một danh sách các hạng mục cần bảo dưỡng cho máy gồm: xy lanh piston (đối với máy Pistion). Cụm đầu nén, mô tơ, động cơ, hệ thống truyền động, dầu máy, các bộ lọc và bộ làm mát (đối với máy trục vít).
Danh sách các hạng mục bảo dưỡng cho máy nén khí piston bao gồm kiểm tra trực quan van xả hoặc van hút để nhận biết các dấu hiệu hư hại.
Bạn cũng cần để ý đến áp suất dầu. Nếu dầu quá thấp, điều đó có nghĩa là vòng bi đã bị mòn và cần được thay thế. Cụm đầu nén máy nén khí trục vít cũng nên được kiểm tra các dấu hiệu rò rỉ phớt, van hút và vòng bi.
Bảo dưỡng nguồn điện máy nén khí, mô tơ. Vòng bi mô tơ phải được bơm mỡ định kỳ mỗi lần bảo dưỡng để giảm thiểu tác động của ma sát cũng như tăng độ bền cho bi. Cần luôn luôn tuân thủ những hướng dẫn của nhà sản xuất mỗi lần cần làm bảo dưỡng cho máy.
Bạn cũng nên để ý vào những dấu hiệu báo hiệu mô tơ quá tải. Để ngăn chặn việc này có thể xảy ra do máy chạy quá nóng, bạn cần phải giữ phòng máy thông thoáng và nhiệt độ trong phòng ở mức kiểm soát được.
Tất cả những việc làm này sẽ giúp giảm thiểu tối đa việc phá hủy mô tơ đồng thời kéo dài tuổi thọ cho thiết bị.
Tiếp theo là đến vấn đề truyền động. Việc bảo dưỡng hệ thống truyền động bao gồm truyền động trực tiếp, bánh răng, và dây đai. Để đạt được hiệu suất tối đa, truyền động trực tiếp nên được truyền thằng với cụm đầu nén.
Dầu bôi trơn cũng cần được thay định kỳ. Bạn nên sử dụng dầu máy nén khí chính hãng hoặc dầu máy thay thế tương đương nhưng chuyên sử dụng cho máy nén khí và cần được tư vấn kỹ lưỡng bởi những người am hiểu về dầu và máy trước khi quyết định sử dụng. Khi kiểm tra, nếu bạn phát hiện thấy cần bổ sung thêm dầu, bạn buộc phải bổ sung đúng loại dầu trước đó đã sử dụng. Không bao giờ được trộn lẫn hai loại dầu khác nhau để sử dụng cho máy. Trường hợp dầu đã hết hạn sử dụng, bạn cần xả toàn bộ lượng dầu cũ và vệ sinh sạch sẽ bình dầu trước khi đổ dầu mới vào.
Lọc gió máy nén khí cũng cần được vệ sinh thường xuyên trước khi thay mới. Luôn luôn sử dụng lọc gió đúng với lưu lượng máy.
Giống như lọc gió, lọc dầu và lọc tách dầu máy nén khí cũng cần được thay thế hàng chính hãng hoặc hàng OEM. Những phụ kiện này nên được thay thế khi nó tạo ra độ chênh áp tối đa, hoặc khi thay thế dầu máy nén khí.
Cuối cùng, bộ làm mát của máy nén khí nên được kiểm tra để phát hiện các dấu hiệu bị két do bụi bẩn hoặc keo dầu. Nó cần được vệ sinh thường xuyên và giữ khô để đạt hiệu suất tối đa.
Tóm lại, một kế hoạch bảo trì hệ thống máy nén khí sẽ không chỉ giúp bạn bảo vệ thiết bị, máy móc mà còn bảo vệ cả những người lao động của bạn.
Lợi ích về mặt lâu dài và cách để gia tăng tiết kiệm khi thực hiện bảo dưỡng máy nén khí theo đúng định kỳ
Thực hiện các bước bảo dưỡng máy nén khí mang lại lợi ích to lớn về mặt lâu dài. Lợi ích lớn nhất đó là hiệu suất máy được đảm bảo, giảm thiểu chi phí tiêu thụ điện năng. Thực tế chi phí điện năng chiếm tới 70% tổng kinh phí đầu tư cho hệ thống máy nén khí. Do đó, nếu hệ thống máy nén khí luôn vận hành thông suốt thì chi phí trả cho việc bảo trì hệ thống máy nhỏ hơn rất nhiều chi phí tiêu thụ điện năng.
Khi máy nén khí của bạn hoạt động trong tình trạng hao mòn hoặc hư hỏng, nó rất dễ bị rò rỉ. Một máy nén khí bị rò rỉ sẽ phải hoạt động với một lưu lượng lớn hơn để cho ra kết quả tương tự. Nó cũng sẽ tốn nhiều điện năng tiêu thụ lớn hơn. Nghiên cứu chỉ ra rằng, cứ 7-8HP điện sẽ sản sinh ra 1HP khí nén trong một dụng cụ khí. Thêm vào đó, cứ tăng 0,68 bar áp suất sẽ cần 5% thêm 5% điện năng tiêu thụ. Rò rỉ trong máy nén khí của bạn có thể là nguyên nhân khiến cho lượng điện năng tăng đột biến.
Rò rỉ khí không chỉ gây ra sự tổn thất về điện mà còn gây hậu quả đến chính thiết bị của bạn. Nếu máy nén khí của bạn phải chạy ở lưu lượng cao hơn khi rò rỉ, nó sẽ rút ngắn tuổi thọ thiết bị, máy móc cùa bạn xuống. Mô tơ có thể bị quá nhiệt, trong khi các bộ phận khác của máy có thể bị hư hỏng với tốc độ nhanh chóng. Một số phụ tùng có thể sửa chữa được, trong khi một số phụ tùng phải thay thế hoàn toàn.
Bạn có thể tránh được những vấn đề này không chỉ bằng cách bảo dưỡng máy nén khí định kỳ mà còn bằng việc lựa chọn một hệ thống sử dụng điện năng hiệu quả.
Để lựa chọn hệ thống máy nén khí phù hợp mong muốn của mình, bạn cần hiểu về nhu cầu sử dụng khí nén và điện năng tiêu thụ. Một hệ thống máy nén khí chuẩn sẽ giúp bạn kiểm soát và tính toán được các hoạt động cần sử dụng khí nén để từ đó quyết định xem mình cần máy nén khí với công suất, lưu lượng khí bao nhiêu? Máy nên sử dụng loại nào? Mô tơ truyền động và hệ thống điều khiển ra sao?
Kết luận
Hệ thống máy nén khí của bạn là một gói đầu tư trong nhiều năm. Với kiến thức và công cụ đúng, bạn có thể đảm bảo máy móc của mình hoạt động ở đỉnh cao trong nhiều năm. Hầu hết những hướng dẫn và bí kíp liên quan đến việc bảo dưỡng máy nén khí đều rất dễ hiểu và thực hành. Một danh sách và kế hoạch bảo dưỡng theo định kỳ, hơn thế nữa, sẽ giúp bạn thực hiện một cách nhất quán để tránh phát sinh những chi phí không đáng có. Đối với các vấn đề vượt ra khỏi chuyên môn của bạn, bạn nên tìm kiếm những chuyên gia trong hệ thống máy nén khí này.
Các chuyên gia tại Công nghiệp Đông Dương luôn sẵn sàng tư vấn và giải quyết giúp bạn bấn kỳ vấn đề nào liên quan đến hệ thống máy nén khí cũng như cách giúp bạn tăng tuổi thọ cho máy nén khí. Để được hỗ trợ, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây:
Xem thêm bài viết: