Trong bài viết này, chúng tôi sẽ phân tích toàn bộ kiến thức liên quan đến bộ phận van cổ hút máy nén khí:
- Chức năng
- Vị trí
- Cơ chế hoạt động
- Cách tự kiểm tra van hút
- Sửa chữa và thay thế khi van gặp sự cố
- Mô tả, chức năng của van hút (van cổ hút) máy nén khí
Van hút máy nén khí hay còn gọi là van cửa hút máy nén khí hoặc van cổ hút máy nén khí là một cái van lớn để điều chỉnh lưu lượng không khí hút vào trong máy nén khí. Nó điều chỉnh lưu lượng khí hút bằng cách đóng hoặc mở lá van. Có 2 loại van hút:
- Van hút điều khiển máy nén khí ở chế độ tải/ không tải
- Van hút điều khiển máy nén khí ở chế độ điều chế – liên tục (hay Modulation valve)
+ Máy nén khí chạy ở chế độ tải/không tải: thì van hút sẽ mở hoặc đóng hoàn toàn. Khi máy nén khí chạy ở chế độ tải thì van cổ hút mở hoàn toàn, còn khi máy nén khí chạy ở chế độ không tải thì van hút đóng hoàn toàn.
+ Với van kiểu điều tiết (hay Modulation valve) thì van cổ hút có thể mở từ mức 0% đến 100%. Với cách điều khiển van cửa hút này thì máy nén khí có thể chạy ở bất cứ mức lưu lượng nào cho đến mức lưu lượng đạt tối đa. Đây không phải là cách tiết kiệm điện vì khi máy nén khí mở 100% thì máy nén khí chạy 100% tiêu hao 100% công suất điện. Nhưng van đóng hoàn toàn ở mức 0% thì máy nén khí vẫn chạy không tải, tiêu hao hết khoảng 70% điện năng so với lúc chạy căng tải. Quá lãng phí, do không sản xuất ra khí vẫn tiêu hao 70% điện năng, vì vậy nó không được sử dụng rộng rãi trong các máy nén khí trục vít cố định (loại chạy điện).
Chúng ta thường thấy van kiểu điều tiết xuất hiện trong các máy nén khí trục vít chạy dầu diesel hoặc trong các ứng dụng đặc biệt, nơi mà lưu lượng điều khiển quan trọng hơn kinh tế